Sunday, 28/04/2024 - 01:23|
***********************Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Liên Khê***********************

Chiến lược phát triển trường TH&THCS Liên Khê giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030

Chiến lược phát triển trường TH&THCS Liên Khê giai đoạn 2020-2025,
tầm nhìn đến năm 2030

 

ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC

I. Sứ mệnh

Tạo dựng môi trường học tập và rèn luyện thân thiện, nề nếp, kỷ cương, chất lượng, nhân văn; giúp cho mỗi học sinh đều có điều kiện tốt để phát triển năng lực cá nhân, hoàn thiện bản thân.

II. Tầm nhìn

Phấn đấu trở thành một trong những đơn vị giáo dục có chất lượng cao của huyện Khoái Châu, hướng tới giáo dục nên những người công dân toàn cầu.

III. Phương châm hành động                  

Chất lượng giáo dục là uy tín và danh dự của nhà trường.

IV. Hệ thống giá trị cơ bản cốt lõi.

- Đoàn kết - Nhân ái

- Tự trọng - Trung thực

- Trách nhiệm - Hợp tác

-  Khát vọng - Sáng tạo

Phần 4. MỤC TIÊU

I. Mục tiêu chung

- Nâng cao chất lượng đội ngũ CB – GV – NV đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong thời kỳ mới, đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình GDPT mới.

- Huy động nguồn lực để xây dựng hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia mức độ II, đáp ứng tốt yêu cầu chương trình GDPT mới.

- Xây dựng nhà trường theo mô hình giáo dục hiện đại, phù hợp với điều kiện của địa phương và xu thế phát triển của đất nước.

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học.

II. Mục tiêu cụ thể

1. Mục tiêu ngắn hạn: Năm học 2021 – 2022

1.1. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện:

* Chất lượng giáo dục hạnh kiểm: 100% học sinh đạt hạnh kiểm Tốt, Khá. Không có học sinh vi phạm đạo đức, pháp luật hoặc mắc tệ nạn xã hội.

* Chất lượng giáo dục văn hóa:

+ Tỷ lệ HS đạt học lực Tốt chiếm 20%; học lực Khá chiếm 36-40%; học lực Chưa đạt không quá 2%.

+ Chất lượng tuyển sinh vào THPT: xếp thứ 5/11 trường trong huyện.

+ Chất lượng thi HSG cấp huyện: xếp thứ 7/11 trường trong huyện.

* Chất lượng giáo dục thể chất, thẩm mỹ, kĩ năng sống, hướng nghiêp:

          + Thành lập và tổ chức tốt các câu lạc bộ nghệ thuật, TDTT. Đội tuyển TDTT thi cấp huyện xếp thứ 5/11 trường trong huyện.

1.2. Bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng tốt yêu cầu của công tác quản lý và dạy học theo chương trình GDPT mới.

1.3. Phấn đấu trường được công nhận kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ III, trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II.

2. Mục tiêu trung hạn: Đến năm 2025, phấn đấu đạt được các mục tiêu sau:

2.1. Xây dựng hoàn thiện các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục: nhà đa năng, bể bơi, nhà vệ sinh dành cho học sinh.

2.2. 100% CB, GV, NV có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn (theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ GD&ĐT)

- Duy trì vững chắc các tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia.

- Phấn đấu trường đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến xuất sắc.        

3. Mục tiêu dài hạn: Đến năm 2030, phấn đấu đạt được các mục tiêu sau:

3.1. Chất lượng giáo dục được khẳng định trong tốp 5 trường có chất lượng cao của huyện Khoái Châu.

3.2. Quy mô nhà trường ổn định và phát triển.

3.3. Duy trì bền vững và từng bước nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia. Đến năm 2027 đề nghị tái công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ III, trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II. 

Phần 5. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

I. Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh

1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục:

- Phát huy tối đa trí tuệ cá nhân kết hợp với trí tuệ tập thể của tổ, nhóm chuyên môn trong trường, liên trường trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục.

- Tổ chức xây dựng Kế hoạch giáo dục cho từng năm học phù hợp mục tiêu, chương trình GDPT ban hành kèm theo TT 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GD&ĐT, phù hợp với đặc điểm tình hình thực tiễn của địa phương và đơn vị.

- Tổ chức thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo nội dung chương trình, kế hoạch giáo dục phù hợp với đặc điểm tình hình của đơn vị trong từng năm học.

- Tiếp tục chỉ đạo các tổ nhóm chuyên môn đầu tư xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, giúp đỡ học sinh gặp khó khăn trong học tập. Tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu nghiêm túc, hiệu quả theo kế hoạch .

2. Tích cực đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh:

- Tập trung đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động dạy học nhằm từng bước thực hiện được mục tiêu giáo dục: rèn luyện phẩm chất, phát triển năng lực của học sinh. Chỉ đạo giáo viên kết hợp linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả các hình thức và phương pháp dạy học. Tổ chức hoạt động dạy học thông qua các hoạt động thực tiễn của học sinh; gắn hoạt động học tập với thực tiễn cuộc sống ở địa phương. Đặc biệt quan tâm việc thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, giáo dục địa phương.

- Chú trọng việc thành lập các câu lạc bộ khoa học, văn học, nghệ thuật, TDTT; tổ chức, hướng dẫn các câu lạc bộ hoạt động có hiệu quả nhằm tạo điều kiện cho học sinh được vui chơi, sáng tạo, từ đó phát triển năng lực, trau dồi phẩm chất, rèn luyện kĩ năng.

- Tổ chức thực hiện đa dạng hóa hình thức, phương pháp đánh giá học sinh. Kết hợp đánh giá bằng điểm số với đánh giá bằng nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh; kết hợp đánh giá kết quả học tập và đánh giá hoạt động thực tiễn của học sinh. Đảm bảo đánh giá học sinh toàn diện, chính xác, khách quan, công bằng theo hướng ghi nhận, động viên thúc đẩy sự tự hoàn thiện của học sinh.

- Từng bước nâng cao yêu cầu ứng dụng CNTT trong dạy học và kiểm tra đánh giá.

- Mạnh dạn đầu tư cho các hoạt động giáo dục có nội dung mới, mang tính đột phá.

II. Nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ CB, GV, NV:

  1. Nâng cao năng lực quản trị nhà trường

- Xây dựng cơ cấu tổ chức nhà trường hoàn thiện, đầy đủ, đúng theo Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ GD&ĐT. Đảm bảo các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường đồng bộ,vững mạnh, hoạt động hiệu quả theo đúng chức năng, nhiệm vụ quy định.

- Xây dựng bộ quy chế làm việc, quy chế dân chủ, quy chế chi tiêu nội bộ khoa học, cụ thể, đúng quy định, phù hợp với đặc điểm thực tiễn của đơn vị, đảm bảo tính pháp lý cao.

- Từng bước đầu tư nâng cấp thiết bị CNTT, triển khai sử dụng các phần mềm quản lí trường học. Đến năm 2025, thực hiện hoàn thành lộ trình số hóa trong quản lý trường học.

- Phát huy tối đa vai trò, chức năng, hoạt động của Ban thanh tra nhân dân trong việc giám sát hoạt động của Ban giám hiệu và các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường.

2. Nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ

- Tích cực tham mưu với các cấp có thẩm quyền bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng và cơ cấu.

- Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên có nhu cầu tiếp tục học nâng cao trình độ chuyên môn. Quan tâm việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nguồn và bồi dưỡng, kết nạp đảng viên mới.

- Thường xuyên giáo dục tư tưởng chính trị, bồi dưỡng năng lực, rèn luyện phẩm chất, lối sống cho CB, GV, NV. Xây dựng đội ngũ mạnh về chất lượng, có phẩm chất chính trị, có năng lực chuyên môn khá giỏi, có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực; tâm huyết, gắn bó với  nhà trường; đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

III. Xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị dạy học

1. Quản lí, sử dụng các nguồn tài chính hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm. Hằng năm dành khoản kinh phí phù hợp cho việc mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học.

2. Tham mưu kịp thời với các cấp quản lí đầu tư kinh phí, xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu và quy mô phát triển của nhà trường theo từng giai đoạn.

3. Tích cực tuyên truyền, vận động các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm huy động được nhiều nguồn tài trợ phục vụ cho việc xây dựng, tu bổ, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

4. Tổ chức quản lý, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có, không để hư hỏng, mất mát, lãng phí tài sản nhà trường.

IV. Thực hiện hiệu quả chính sách giáo dục, huy động nguồn lực tài chính, xã hội hóa giáo dục. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục

1. Thực hiện hiệu quả chính sách giáo dục

- Tổ chức triển khai thực hiện tốt các quy chế, quy định của ngành, nhất là thực hiện Quy chế dân chủ trong đơn vị.

- Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh theo đúng quy định của pháp luật.

2. Huy động nguồn lực tài chính, xã hội hóa giáo dục

- Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc các hoạt động khuyến học khuyến tài và tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhằm phát triển hoạt động giáo dục nhà trường.

3. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong hoạt động giáo dục

- Xây dựng mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ với Ban Đại diện cha mẹ học sinh theo đúng Điều lệ Ban Đại diện cha mẹ học sinh đã dược ban hành.

- Xây dựng mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ với các ban ngành đoàn thể, doanh

 nghiệp và nhân dân địa phương trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh.

- Thường xuyên lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp, xây dựng của cộng đồng trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với thực tiễn của đơn vị.

- Tăng cường các hoạt động giao lưu trong hoạt động giáo dục với các đơn vị bạn và địa phương.

Phần 6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

  1. Trách nhiệm của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng

- Trình lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Khoái Châu xem xét, phê duyệt Kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến 2030. Sau đó báo cáo Đảng ủy, HĐND, UBND xã Liên Khê về nội dung của Kế hoạch.

- Phổ biến Kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến 2030 tới toàn thể CB, GV, NV, HS trong nhà trường. Tuyên truyền nội dung Kế hoạch rộng rãi tới CMHS và các tầng lớp nhân dân ở địa phương.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các mục tiêu chiến lược đã đề ra theo lộ trình trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ từng năm học.

2. Trách nhiệm của tổ chuyên môn và các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường

- Căn cứ Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030; căn cứ Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ từng năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể của tổ chức, đoàn thể và của tổ chuyên môn theo tuần, tháng, năm và từng đợt thi đua phù hợp chức năng nhiệm vụ quy định.

- Tham mưu việc phân công lao động hợp lý dựa trên nguồn lực, khả năng và trách nhiệm của từng thành viên.

- Thường xuyên kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch năm học của các thành viên. Hằng  năm tổ chức đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn hoặc tổ chức, đoàn thể nhằm rút kinh nghiệm, xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trong các năm tiếp theo.

- Trong quá trình thực hiện cần đóng góp ý kiến với lãnh đạo nhà trường để có giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả công việc.

3. Trách nhiệm của đội ngũ giáo viên, nhân viên

- Thực hiện kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch chung của nhà trường.

- Không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Phấn đấu

trở thành giáo viên, nhân viên giỏi là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo cho học

sinh noi theo.

- Phát huy tinh thần vượt khó vươn lên, luôn có khát vọng được đóng góp sức mình vào sự phát triển của nhà trường.

4. Trách nhiệm của học sinh

- Ra sức học tập, rèn luyện bản thân, vượt khó, vươn lên trong học tập và trong cuộc sống.

- Tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, rèn kỹ năng sống để có vốn sống cần thiết, có phẩm chất tốt, có kĩ năng tốt, trở thành người công dân toàn cầu.

5. Trách nhiệm của Ban đại diện cha mẹ học sinh và các bậc CMHS:

- Phối hợp với nhà trường, giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh các giá trị cơ bản trong hệ thống các giá trị trong chiến lược đã vạch ra.

- Luôn có những ý kiến tham mưu, đóng góp về tinh thần và vật chất, giúp đỡ và ủng hộ nhà trường về mọi mặt. Cùng nhà trường hoàn thành các mục tiêu chủ yếu của chiến lược.

Trên đây là Kế hoạch chiến lược phát triển trường TH&THCS Liên Khê giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến 2030. Kế hoạch chiến lược nhằm định hướng cho quá trình xây dựng và phát triển  nhà trường trong thời gian 5 năm tới, giúp cho nhà trường có sự điều chỉnh hợp lý trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hàng năm. Kế hoạch chiến lược nhằm thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong giảng dạy và học tập, xây dựng nhà trường ngày một vững mạnh để xứng đáng với niềm tin của nhân dân và xã hội, đáp ứng ngày một tốt hơn các yêu cầu đổi mới giáo dục của đất nước./.

Tác giả: Trường THCS Liên Khê
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Hôm qua : 2
Tháng 04 : 152
Năm 2024 : 1.138